Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Co phieu OTC hot hơn cả niêm yết

Co phieu OTC của VPBank đang được xem là món hàng hot trên thị trường OTC với mức giá rơi vào tầm 40.000 đồng/CP, tức là còn cao hơn cả giá của Vietcombank (VCB) trên sàn niêm yết.
Nếu như vài năm trước, những giao dịch trên OTC thường là lô lớn với quy mô vài chục nghìn CP trở lên thì hiện nay, có nhiều nhà đầu tư mua 5.000 hay 10.000 CP mà vẫn có giao dịch. Nghĩa là các thoả thuận mua-bán hiện nay đa dạng hơn rất nhiều và sự sôi động còn biểu hiện ở mức phí mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để sở hữu CP.
Một nhà đầu tư có thâm niên cho biết, có những thời điểm muốn “săn hàng” hot trên OTC, trong đó có CP ngân hàng thì phí giao dịch phải trả tương đương với 1.000 đồng/CP (thường được gọi là 1 giá). Nhẩm tính thì mua tầm 10.000 CP mức phí có thể lên đến 10 triệu đồng, một con số cực lớn nếu so với phí mua CP niêm yết. Nhưng sự “phi lý” cũng có cái cớ của nó, phí giao dịch trên OTC có gộp thêm cả phí đi tìm kiếm các nguồn hàng (đang hot) và cũng có thể xem như phần tiền “lì xì” của nhà đầu tư dành cho các môi giới.
Hiện nay, môi giới Co phieu OTC  cũng không còn nhiều như trước, không còn một lực lượng những nhà đầu tư thứ cấp kiêm luôn làm môi giới OTC nữa. Môi giới OTC hiện nay chủ yếu là môi giới của các công ty chứng khoán, mà trong bối cảnh thị trường hiện nay thì chỉ lo CP niêm yết cũng đã rất nhiều việc rồi.
Ngoài VPBank thì CP Techcombank cũng là hàng hot trên OTC với mức giá được chào mua-bán quanh vùng 30.000 đồng/CP. HDBank năm ngoái giá CP cũng chỉ rơi vào tầm 7.000 đồng/CP, nhưng hiện nay cũng được giao dịch ở vùng 10.000 đồng/CP.
Hồi 9/1 năm nay, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã đưa hơn 564 triệu CP giao dịch tại UPCoM với giá khởi điểm 17.000 đồng/CP, sau đó đã có lúc CP này tăng lên đến 26.000 đồng/CP và hiện đang ở mức 22.000 đồng/CP. Những dấu hiệu khả quan của VIB trên UPCoM rõ ràng đã tạo động lực cho nhiều CP ngân hàng khác lên sàn.
Khi niêm yết cũng trở thành xu thế, các ngân hàng chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc, vì ngoài vấn đề trách nhiệm với cổ đông, minh bạch thông tin, thì đây còn là vấn đề liên quan đến thương hiệu, vị thế.
Mặt khác, theo như chia sẻ của nhiều môi giới thì sở dĩ những giao dịch với khoảng vài nghìn CP diễn ra cũng do nguồn hàng đến từ nhân viên của nhiều ngân hàng. Số CP này có thể từ những chương trình ESOP, hay chào bán CP với giá ưu đãi cách đây nhiều năm. Thời điểm đó, với thu nhập khá tốt thì việc bỏ ra vài chục triệu đồng để mua tầm vài nghìn CP là phổ biến.
Sau đó, Co phieu OTC ngân hàng rơi vào giai đoạn khó bán thì do số tiền cũng không phải quá lớn, nên nhiều người chấp nhận giữ để hưởng cổ tức hoặc không bán với giá thấp. Giờ đây, khi mà vị thế của CP ngân hàng trên OTC đã khác, thì nếu muốn mua khối lượng lớn, nhà đầu tư cần có môi giới để đi gom hàng, và cứ mỗi lô chỉ vài nghìn CP.
Sự sôi động của thị trường OTC đã khiến cho các giao dịch ở đây có thể sinh lời trong ngắn hạn, trong đó CP ngân hàng góp phần quan trọng. Điểm qua giá của một số CP ngân hàng trên OTC hiện nay sẽ thấy thị giá đang ở mức khá cao, đây là biểu hiện của sự kỳ vọng mà nhà đầu tư dành cho nhóm CP này đang rất tốt.
Nhưng muốn duy trì được sự sôi động thì kỳ vọng phải diễn ra liên tục, liên quan đến thông tin ngành, hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là việc lên sàn, có thể UPCoM hoặc niêm yết tại HoSE và HNX. Như vậy trong thời gian tới đây, nếu các kế hoạch niêm yết của ngân hàng rõ ràng hơn, có nhiều ngân hàng công bố hơn thì sự sôi động sẽ còn tiếp tục được duy trì trên OTC.
xem thêm : co phieu OTC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét