Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Gia co phieu OTC tang nhanh

Gia co phieu OTC tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là với những doanh nghiệp lớn chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết
Những ngày qua, trong khi giá trị giao dịch cổ phiếu trên sàn chính thức liên tục tăng thì cổ phiếu chưa niêm yết, giao dịch phi tập trung (OTC) cũng rất sôi động. Cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) có hoạt động kinh doanh tốt đang được “săn” ráo riết.
Nhắm vào các doanh nghiệp lãi lớn
Trong vai nhà đầu tư cần tìm mua cổ phiếu OTC, chúng tôi lên sàn giao dịch chứng khoán OTC online http://muabanotc.com . Nhiều cổ phiếu được chào bán với giá chào mua và chào bán chênh nhau không nhiều. Rất nhiều cổ phiếu của những DN lớn, uy tín trên thị trường được chào giá rất cao.

Theo ghi nhận của chúng tôi, gia co phieu OTC tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là với những DN đang chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết. Trong số này có cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang có nhiều nhà đầu tư chào mua ở mức gần 48.000 đồng/cổ phiếu. Trước Tết nguyên đán, giá cổ phiếu của Petrolimex chỉ dao động ở mức 32.000-33.000 đồng/cổ phiếu. Một số người đang nắm giữ cổ phiếu Petrolimex tiết lộ giá cổ phiếu tăng là vì tập đoàn này đang chuẩn bị tổ chức roadshow, giới thiệu tiềm năng với các nhà đầu tư.
Đặc biệt, cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt được khá nhiều nhà đầu tư săn đón. Cách đây 3 tháng, giá cổ phiếu của Bản Việt chỉ khoảng 35.000 đồng/cổ phiếu nhưng sau khi DN này công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận “khủng”, lãi gần 50% vốn điều lệ thì giá cổ phiếu tăng vọt 35%. Cụ thể, giá chuyển nhượng cổ phiếu của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt hiện đã nhảy lên mức 47.000 đồng/cổ phiếu. Được biết, cổ phiếu của Công ty Bản Việt sẽ niêm yết lên sàn vào tháng 7 này.
Ăn theo sàn chính thức
“Khó thể so sánh giá cổ phiếu trên sàn hay OTC mà phải xem kết quả kinh doanh, hiệu quả và khả năng tăng trưởng của DN. Vì vậy, chuyện công ty chưa niêm yết giá cao cũng là điều bình thường. Quan trọng là nhà đầu tư kỳ vọng nó sẽ còn tiếp tục tăng giá sau khi lên sàn” – giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán tại TP HCM nhận định.
Thực tế, việc nhiều DN lớn lên sàn thời gian gần đây có tác động tích cực đến gia co phieu OTC. Đa phần cổ phiếu của các DN lớn sau khi lên sàn tăng mạnh so với lúc chưa niêm yết, điển hình như Sabeco, Habeco, Novaland, Vietjet Air… Vì lý do này mà các nhà đầu tư muốn “săn” từ ngay chưa lên sàn.
Một diễn biến đáng chú ý khác trên thị trường là nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào quá trình cổ phần hóa DN nhà nước. Họ cho rằng dù muốn hay không, các DN này sắp tới đây cũng phải lên sàn nên nếu có mua vào thì cũng không quá lo lắng cho việc phải ôm vốn đầu tư lâu.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu sôi động trong quý IV

(ĐTCK) Không đặt ra định lượng cụ thể nhưng theo lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), số lượng doanh nghiệp niêm yết mới sẽ tăng mạnh hơn vào quý IV/2017. Chuyển động niêm yết mới và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Tin lên sàn khiến thị trường mua bán cổ phiếu ngân hàng sôi động
Sau sự kiện VPBank lên sàn, nhà đầu tư đang chờ đợi thêm nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ lên niêm yết để tăng tính cạnh tranh trong khối, cũng như gia tăng thêm chất lượng hàng hóa đối với cổ phiếu lên sàn.
Sự chờ đợi này là có cơ sở khi việc “ép” các ngân hàng lần lượt lên sàn đã nằm trong kế hoạch của nhà quản lý. Tuy nhiên, khác với VPBank, nhiều ngân hàng lựa chon việc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM một thời gian nhất định, như một bước đệm trước khi đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sau nhiều lần trì hoãn kế hoạch lên sàn, cũng như băn khoăn lựa chọn giữa việc đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết hay đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, đã quyết định sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM ngay cuối tháng 9/2017. Ngân hàng này cũng vừa có văn bản xin ý kiến các cổ đông về việc giữ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 5%.
Trên thị trường mua bán cổ phiếu OTC, nhiều cổ phiếu ngân hàng có kế hoạch lên sàn từ nay đến cuối năm đã được săn đón với mức giá khá cao, ngang ngửa với các cổ phiếu Top đầu ngành trên sàn niêm yết.
Thị trường mua bán cổ phiếu sẽ sôi động hơn trong quý IV
Trong tháng 8/2017, HOSE nhận được một số hồ sơ xin niêm yết mới và chuyển niêm yết từ sàn UPCoM lên HOSE như Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát với mức vốn điều lệ 200 tỷ đồng, tương đương số cổ phiếu niêm yết 20 triệu cổ phiếu, Công ty cổ phần CMC xin niêm yết hơn 28 triệu cổ phần; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn xin niêm yết 39,6 triệu cổ phần... Những doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ niêm yết trong quý IV/2017.
Thực tế, với tâm lý “kiêng tháng Ngâu”, không nhiều doanh nghiệp lựa chọn nộp hồ sơ và niêm yết trong nửa đầu tháng 9 và bản thân lãnh đạo các Sở cũng hiểu tâm lý của doanh nghiệp nên những hồ sơ chấp thuận niêm yết sẽ được “giải quyết” trước và sau “tháng Cô hồn”. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp lên sàn dự kiến sẽ tăng mạnh hơn từ nửa sau tháng 9.
Bà Trần Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE cho biết, số lượng doanh nghiệp niêm yết thường gia tăng ở giai đoạn cuối năm, đặc biệt là khi ý thức tuân thủ quy định pháp lý ngấm hơn vào lãnh đạo doanh nghiệp. Điều thuận lợi là diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay khá sôi động, mang lại lợi ích thiết thực cho lãnh đạo nhiều doanh nghiệp niêm yết mới. Đây là yếu tố “kích thích” các doanh nghiệp đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nửa đầu năm 2017, Sở đã chấp thuận đăng ký giao dịch mới cho 161 doanh nghiệp trên thị trường UPCoM, tức tăng 242% so với cùng kỳ và đạt gần 90% kế hoạch năm 2017. Theo HNX, số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch  dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm và đặc biệt là quý cuối của năm vì nhà quản lý đã và sẽ thúc ép mạnh.
Chuyển động thực tế tại các doanh nghiệp trực thuộc các bộ, tổng công ty cũng cho thấy, quyết tâm đưa cổ phiếu lên sàn của các đơn vị đủ điều kiện là có thật.
Đơn cử, tại Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm cuối tháng 8/2017 có 5 doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục, chờ niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sàn trong quý IV/2017 gồm Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP,  Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP (COMA), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (FiCO) – CTCP; Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) – CTCP và  Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP (VIWASEEN)
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chia sẻ, chủ trương của cơ quan quản lý là luôn khuyến khích, vận động để các doanh nghiệp tự giác đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Sau khi triển khai các bước này, nếu doanh nghiệp cố tình chậm trễ đưa cổ phiếu lên sàn thì UBCK mới buộc phải xử phạt.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Co phieu OTC hot hơn cả niêm yết

Co phieu OTC của VPBank đang được xem là món hàng hot trên thị trường OTC với mức giá rơi vào tầm 40.000 đồng/CP, tức là còn cao hơn cả giá của Vietcombank (VCB) trên sàn niêm yết.
Nếu như vài năm trước, những giao dịch trên OTC thường là lô lớn với quy mô vài chục nghìn CP trở lên thì hiện nay, có nhiều nhà đầu tư mua 5.000 hay 10.000 CP mà vẫn có giao dịch. Nghĩa là các thoả thuận mua-bán hiện nay đa dạng hơn rất nhiều và sự sôi động còn biểu hiện ở mức phí mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để sở hữu CP.
Một nhà đầu tư có thâm niên cho biết, có những thời điểm muốn “săn hàng” hot trên OTC, trong đó có CP ngân hàng thì phí giao dịch phải trả tương đương với 1.000 đồng/CP (thường được gọi là 1 giá). Nhẩm tính thì mua tầm 10.000 CP mức phí có thể lên đến 10 triệu đồng, một con số cực lớn nếu so với phí mua CP niêm yết. Nhưng sự “phi lý” cũng có cái cớ của nó, phí giao dịch trên OTC có gộp thêm cả phí đi tìm kiếm các nguồn hàng (đang hot) và cũng có thể xem như phần tiền “lì xì” của nhà đầu tư dành cho các môi giới.
Hiện nay, môi giới Co phieu OTC  cũng không còn nhiều như trước, không còn một lực lượng những nhà đầu tư thứ cấp kiêm luôn làm môi giới OTC nữa. Môi giới OTC hiện nay chủ yếu là môi giới của các công ty chứng khoán, mà trong bối cảnh thị trường hiện nay thì chỉ lo CP niêm yết cũng đã rất nhiều việc rồi.
Ngoài VPBank thì CP Techcombank cũng là hàng hot trên OTC với mức giá được chào mua-bán quanh vùng 30.000 đồng/CP. HDBank năm ngoái giá CP cũng chỉ rơi vào tầm 7.000 đồng/CP, nhưng hiện nay cũng được giao dịch ở vùng 10.000 đồng/CP.
Hồi 9/1 năm nay, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã đưa hơn 564 triệu CP giao dịch tại UPCoM với giá khởi điểm 17.000 đồng/CP, sau đó đã có lúc CP này tăng lên đến 26.000 đồng/CP và hiện đang ở mức 22.000 đồng/CP. Những dấu hiệu khả quan của VIB trên UPCoM rõ ràng đã tạo động lực cho nhiều CP ngân hàng khác lên sàn.
Khi niêm yết cũng trở thành xu thế, các ngân hàng chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc, vì ngoài vấn đề trách nhiệm với cổ đông, minh bạch thông tin, thì đây còn là vấn đề liên quan đến thương hiệu, vị thế.
Mặt khác, theo như chia sẻ của nhiều môi giới thì sở dĩ những giao dịch với khoảng vài nghìn CP diễn ra cũng do nguồn hàng đến từ nhân viên của nhiều ngân hàng. Số CP này có thể từ những chương trình ESOP, hay chào bán CP với giá ưu đãi cách đây nhiều năm. Thời điểm đó, với thu nhập khá tốt thì việc bỏ ra vài chục triệu đồng để mua tầm vài nghìn CP là phổ biến.
Sau đó, Co phieu OTC ngân hàng rơi vào giai đoạn khó bán thì do số tiền cũng không phải quá lớn, nên nhiều người chấp nhận giữ để hưởng cổ tức hoặc không bán với giá thấp. Giờ đây, khi mà vị thế của CP ngân hàng trên OTC đã khác, thì nếu muốn mua khối lượng lớn, nhà đầu tư cần có môi giới để đi gom hàng, và cứ mỗi lô chỉ vài nghìn CP.
Sự sôi động của thị trường OTC đã khiến cho các giao dịch ở đây có thể sinh lời trong ngắn hạn, trong đó CP ngân hàng góp phần quan trọng. Điểm qua giá của một số CP ngân hàng trên OTC hiện nay sẽ thấy thị giá đang ở mức khá cao, đây là biểu hiện của sự kỳ vọng mà nhà đầu tư dành cho nhóm CP này đang rất tốt.
Nhưng muốn duy trì được sự sôi động thì kỳ vọng phải diễn ra liên tục, liên quan đến thông tin ngành, hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là việc lên sàn, có thể UPCoM hoặc niêm yết tại HoSE và HNX. Như vậy trong thời gian tới đây, nếu các kế hoạch niêm yết của ngân hàng rõ ràng hơn, có nhiều ngân hàng công bố hơn thì sự sôi động sẽ còn tiếp tục được duy trì trên OTC.
xem thêm : co phieu OTC